Kim Ngân
Nêu 2 sự kiện cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Sài Gòn trong những năm từ 1956 đến 1974 theo em là ấn tượng nhất, giải thích vì sao em chọn 2 sự kiện đó? 1956, hơn 70% nhân dân Sài Gòn_ chợ Lớn bãi công , bãi thị, khiến các hoạt động trong thành phố bị đình trệ 12/5/1963, hơn 600 nhà sư biểu tình phản đối kì thị tôn giáo 30/5/1963 , hàng ngàn sư sãi tuyệt thực đòi bỏ cấm đạo 6/1963, Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, hơn 700000 người Sài Gòn biểu tình 7/9/1963, nữ sinh Quách Thị T...
Đọc tiếp

Những câu hỏi liên quan
28 - Tường Vy - 8.3
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Phước Thịnh
27 tháng 7 2022 lúc 12:56

-Phong trào đồng khởi 

-Đấu tranh chống chiến lược chiến tranh đặc biệt(1961-1965)

-Đấu tranh chống chiến lược chiến tranh cục bộ (1965-1968)

-Đấu tranh chống chiến lược Việt Nam Hóa Chiến Tranh(1968-1972)

Bình luận (0)
pro
Xem chi tiết
Diệu Ân
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
2 tháng 8 2017 lúc 4:12

Đáp án B

1. Nhân dân Huế giành chính quyền (23-8-1945)

2. Nhân dân Hà Nội giành chính quyền (19-8-1945)

3. Nhân dân Sài Gòn giành chính quyền (25-8-1945)

4. Đồng Nai Thượng, Hà Tiên giành chính quyền (28-8-1945)

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
11 tháng 1 2018 lúc 2:49

Đáp án D

Do không thỏa mãn với quy chế tự trị, nhân dân Ấn Độ đã tiếp tục đấu tranh giành độc lập trong những năm 1948 – 1950. Ngày 26-1-1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, đánh dấu thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
20 tháng 4 2017 lúc 11:35

Chọn đáp án D.

Do không thỏa mãn với quy chế tự trị, nhân dân Ấn Độ đã tiếp tục đấu tranh giành độc lập trong những năm 1948 – 1950. Ngày 26-1-1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, đánh dấu thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Bình luận (0)
Hoàng Ngọc Linh
Xem chi tiết
Phạm Nguyễn Đại Dương
26 tháng 2 2022 lúc 19:48

Cách mạng tháng Tám năm 1945 - Sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam

Mùa thu năm 1945, dân tộc Việt Nam đã làm nên một thắng lợi có ý nghĩa lịch sử to lớn. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình.

 
Ngày 19/8/1945, sau cuộc mít-tinh tại Quảng trường Nhà hát Lớn, quần chúng nhân dân Thủ đô
đã đánh chiếm Bắc Bộ phủ, cơ quan đầu não của chính quyền tay sai Pháp ở Bắc Bộ (Ảnh sưu tầm)

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tại bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng, chính thức mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Ngày 03/02/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo Nhân dân cả nước đứng lên chống thực dân, đế quốc, giành độc lập cho dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các cao trào cách mạng diễn ra trên khắp cả nước với khí thế sôi nổi.

Ngày 09/3/1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3/1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4/1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.

Từ tháng 4/1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức. Đầu tháng 5/1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 04/6/1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước. Tháng 8/1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: Tập trung, thống nhất, kịp thời. 23 giờ ngày 13/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân Tổng khởi nghĩa. Ngày 16/8/1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi Nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18/8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam... Ngày 19/8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội.

Tại tỉnh Bắc Kạn, thực hiện Lệnh tổng khởi nghĩa của Quốc dân đại hội Tân Trào và chủ trương của Tỉnh ủy, sáng 19/8/1945, theo đề nghị của quân Nhật, đại diện Quân giải phóng đã gặp và yêu cầu bàn giao bộ máy tay sai cấp tỉnh, kho tàng, vũ khí, công sở. Ngày 21/8/1945, các đơn vị quân giải phóng, lực lượng tự vệ và Nhân dân vùng giải phóng tiến vào thị xã, xóa bỏ chính quyền tay sai của Nhật. Ngày 23/8/1945, đoàn xe chở 400 quân Nhật rút khỏi thị xã Bắc Kạn, toàn tỉnh Bắc Kạn sạch bóng quân thù.

Cũng trong ngày 23/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu... Ngày 25/8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn - Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre... Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.

Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay Nhân dân. Ngày 02/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịch sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, ngày 02/9 là Ngày Quốc khánh của nước ta.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của Nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính quyền về tay Nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn 80 năm, Nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm quyền. Từ đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Cách mạng tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây còn là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh cố kết cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc hòa quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của thời đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Nó khẳng định rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà còn có thể thành công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội./.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Thị Ngọc Ly
26 tháng 2 2022 lúc 19:51
Sự kiện:cách mạng tháng 8 năm 1945 Giải thíc:khôm biếc ;-; dài quá ko buồn cop =))
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Thanh Hằng
Xem chi tiết
Phạm Thị Diệu Hằng
10 tháng 2 2018 lúc 15:04

+ 5 sự kiện tiêu biểu là:

1- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

2- Cao tròa cách mạng ở châu Âu 1918-1923.

3- Phong trào đòi độc lập dân tộc ở châu Á.

4- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.

5- Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Lí do:

1- Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở một nước, mở ra thời kì mới trong lịch sử của nhân loại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

2- Cao trào cách mạng 1918-1923 có bước chuyển biến mới: giai cấp công nhân trưởng thành, nhiều Đảng Cọng sản ra đời => Quốc tế Cộng sản thành lập, lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường Cách mạng tháng Mười.

3- Phong trào độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc là đòn tấn công và tư bản chủ nghĩa, trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

4- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 đẩy các nước tư bản vào cuộc khủng hoảng chưa từng có, dẫn đến hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế và đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.

5- Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.

Bình luận (0)
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Quang Nhân
4 tháng 6 2021 lúc 17:06

Tham Khảo !

5 sự kiện tiêu biểu nhất của Lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945):

* Cách mạng tháng Mười Nga 1917.

- Lí giải: lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở một nước, mở ra thời kì mới trong lịch sử của nhân loại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

* Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) thành lập (1919)

- Lí giải: Quốc tế Cộng sản ra đời là kết quả của sự phát triển của phong trào cách mạng Châu Âu nói riêng, cũng như trên thế giới nói chung, các Đảng Cộng sản ra đời ở nhiều nước. Quốc tế Cộng sản thành lập đã lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.

* Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á.

- Lí giải: Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ, là đòn tấn công vào chủ nghĩa đế quốc. Trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

* Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933.

- Lí giải: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đẩy các nước tư bản vào cuộc khủng hoảng chưa từng có, dẫn đến hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế ở I-ta-li-a, Đức, Nhật Bản và đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.

* Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

- Lí giải: cuộc chiến tranh đã gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Liên
5 tháng 6 2021 lúc 6:04

Tham khảo :

 

5 sự kiện tiêu biểu nhất của Lịch sử thế giới hiện đại (từ năm 1917 đến năm 1945):

* Cách mạng tháng Mười Nga 1917.

- Lí giải: lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở một nước, mở ra thời kì mới trong lịch sử của nhân loại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

* Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) thành lập (1919)

- Lí giải: Quốc tế Cộng sản ra đời là kết quả của sự phát triển của phong trào cách mạng Châu Âu nói riêng, cũng như trên thế giới nói chung, các Đảng Cộng sản ra đời ở nhiều nước. Quốc tế Cộng sản thành lập đã lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.

* Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á.

- Lí giải: Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở châu Á phát triển mạnh mẽ, là đòn tấn công vào chủ nghĩa đế quốc. Trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.

* Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933.

- Lí giải: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đẩy các nước tư bản vào cuộc khủng hoảng chưa từng có, dẫn đến hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế ở I-ta-li-a, Đức, Nhật Bản và đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.

* Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)

- Lí giải: cuộc chiến tranh đã gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.

Bình luận (0)
Nghĩa Trần Đức
Xem chi tiết
Tiên Phong Bùi
25 tháng 4 2022 lúc 21:26

Tham khảo


Em thích Phan Bội Châu nhất vì Nhân dân Việt Nam rên xiết dưới 2 tầng áp bức, bóc lột, cuộc sống vốn đã vô cùng khổ cực lại càng tăm tối hơn. Trong bối cảnh đó, lịch sử dân tộc đặt ra một đòi hỏi, yêu cầu hết sức bức thiết và khắc nghiệt dành cho những nhà yêu nước lúc bấy giờ là phải tìm ra phương thức và con đường cứu nước phù hợp với yêu cầu lịch sử, kế tục truyền thống cứu nước giải phóng dân tộc của cha ông. Chính vào thời khắc đó Phan Bội Châu xuất hiện như một vị cứu tinh, tạo ra niềm tin, ánh sáng, tia hy vọng mới cho 20 triệu người dân Việt Nam bị đô hộ dưới chế độ hà khắc của thực dân. Đúng như lời nhận xét đầy tôn kính của Nguyễn Ái Quốc: “Phan Bội Châu – bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vòng nô lệ tôn sùng”. Ông là một chiến sỹ thực thụ: là một trong những thành viên lập nên Duy Tân Hội, là tấm gương cho thành niên Việt Nam lúc bấy giờ. Có thể nói tài năng của Phan Bội Châu không chỉ trong cách mạng mà ông còn có năng khiều về nghệ thuật. 
Trong tâm khảm của nhiều người dân Việt Nam, Phan Bội Châu là một nhà yêu nước nồng nàn thiết tha, một nhân vật lịch sử kiết xuất, tiêu biểu cho phong trào đấu tranh giành độc lập của dân tộc mấy chục năm đầu thế kỷ XX.Tuy không lấy văn chương làm lẽ sống, nhưng do yêu cầu của cuộc vận động cách mạng, trong hơn nửa thế kỉ cầm bút, Phan Bội Châu sử dụng cả chữ Hán lần chữ Nôm, sáng tác một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm hàng trăm bài thơ, bài văn và hàng chục cuốn sách bằng nhiều thể loại khác nhau. Và trên thực tế, ông đã trở thành một nghệ sĩ lớn có năng lực biểu hiện phong phú, với tấm lòng sục sôi nhiệt huyết. Chính tấm lòng này đã làm cho thơ văn tuyên truyền cách mạng của Phan Bội Châu có giá trị độc đáo, chinh phục tình cảm của người đọc, khó lẫn với bất kì một áng thơ văn nào khác.Nghiên cứu văn chương Phan Bội Châu, không thể bỏ qua việc tìm hiểu yêu cầu đặc trưng của văn chương tuyên truyền cách mạng. Yêu cầu và cũng là tiêu chuẩn thẩm mĩ của loại văn chương này trước hết là sự nâng cao nhận thức và gây xúc động đối với người đọc. Cái hiểu ở đây phải trên tầm, có thế mới gắn được với tình cảm được. Trên tầm là ở độ khái quát bao trùm và ở độ sâu sắc, tinh vi. Văn chương tuyên truyền mà chỉ đưa đến cho người đọc cái hiểu mà không kèm theo cái cảm thì không gia nhập được vào vương quốc của văn chương. Thứ đó chỉ là văn chính trị đơn thuần. Văn chương tuyên truyền cách mạng của Phan Bội Châu đã đạt được tiêu chuẩn thẩm mĩ như trên một cách xuất sắc, nhất là ở phương diện gây cảm xúc; vì trước hết, nó là tiếng nói tâm huyết nhất, cao cả nhất, sôi trào nhất của thời đại.Qua bài Xuất dương lưu biệt, hình ảnh Phan Bội Châu tỏng những năm tháng đầu ra nước ngoài tìm đường cứu nước hiện lên khá đầy đủ. Đây là mọt con người có lòng yêu nước sâu sắc, ý thức sâu sắc về cái “tôi”, có khát vọng làm nên sự nghiệp to lớn, có tư thế hăm hở tự tin, có cái nhìn mới mẻ, táo bạo…Bài thơ là lời tự bạch chân thành, bản thân hình ảnh tác giả – nhân vật trữ tình của bài thơ – có tác dụng động viên khích lệ, tuyên truyền tinh thần cách mạng…
Quả là một con người văn võ song toàn . Đáng để người người học hỏi.

Bình luận (0)